Tìm hiểu xâm nhập mặn là gì, nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này để tìm ra những giải pháp khắc phục. Đây là những vấn đề quan trọng cần được quan tâm, đặc biệt là đối với những người nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.
Xâm nhập mặn là gì?
Xâm nhập mặn (hay còn gọi là nhiễm mặn đất) là hiện tượng nước biển với nồng độ mặn cao xâm nhập sâu vào nội địa như đất đai và nguồn nước ngọt.
Nói cách khác, hiện tượng này là quá trình nước ngọt ở các vùng ven biển bị thay thế bởi nước mặn. Nước biển mang theo lượng muối hoà tan vào đất liền, bị các tầng đất giữ lại. Lượng muối này tích tụ lâu ngày đã làm cho nguồn đất và nước bị nhiễm mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều loại cây trồng.
Đây là hệ quả của biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng trên toàn cầu. Hiện tượng này có thế được dự báo trước nhưng người nông dân cần phải nắm được nguyên nhân và cách phòng chống để hạn chế tối đa hậu quả của nó.
Nguyên nhân xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
Đây là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống sinh hoạt và môi trường của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân xâm nhập mặn ở ĐBSCL xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm:
- Nóng lên toàn cầu tác động đến biến đổi khí hậu: Nhiệt độ ngày càng nóng lên khiến mực nước biển toàn cầu gia tăng và dễ dàng xâm nhập sâu hơn vào nội địa ĐBSCL.
- Xây dựng đập, thủy điện: Các công trình này làm cản trở dòng chảy tự nhiên của sông Mê Kông, giảm lượng nước ngọt đổ về ĐBSCL, tạo điều kiện cho xâm nhập mặn gia tăng.
- Nạn chặt phá rừng phòng hộ: Việc phá rừng, lấn biển làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của bờ biển, khiến cho nước biển dễ dàng xâm nhập hơn.
- Sử dụng nước ngọt không hợp lý: Lãng phí nước ngọt trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cũng góp phần làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn.
- Địa hình: Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp trũng, nhiều kênh rạch chằng chịt.
- Bờ biển bị sạt lở, xói mòn: Nhu cầu khai thác cát, khoáng sản ven biển khiến cho bờ biển bị sạt lở, xói mòn.
Tác hại của xâm nhập mặn gây ra
Xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất và môi trường, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tác hại của xâm nhập mặn có thể bao gồm:
Đối với sản xuất nông nghiệp
Hiện tượng này làm cho cây trồng không thể hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chết cây. Do đó, cây trồng sinh trưởng kém, cho năng suất thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL khiến cho nhiều diện tích đất không thể canh tác được, làm giảm diện tích sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Do đó người nông dân phải thay đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với điều kiện hiện tại.
Tìm hiểu biện pháp phòng chống hạn hán trước tình trạng nước ngọt ngày càng khan hiếm tại ĐBSCL
Đối với đời sống sinh hoạt
Người dân gặp tình trạng thiếu nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu ăn uống, tắm giặt do hậu quả của xâm nhập mặn gây ra. Nếu không may sử dụng nguồn nước này có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, da liễu,…
Khi thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, họ phải đi mua với giá cao, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế.
Đối với môi trường
Hiện tượng xâm nhập mặn làm xói mòn, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu và khả năng giữ nước của đất. Nó làm cho các vi sinh vật có lợi trong đất chết, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất.
Nó cũng làm ô nhiễm nguồn nước ngọt, mất cân bằng hệ sinh thái sông ngòi và ven biển, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Giải pháp khắc phục tình trạng xâm nhập mặn
Có rất nhiều giải pháp xâm nhập mặn hiệu quả để hạn chế tác hại của nó đối với đời sống sinh hoạt, trồng trọt và môi trường. Dưới đây là một vài biện pháp mà bạn có thể tham khảo:
- Xây dựng hệ thống cống, đập ngăn: Đây là giải pháp quan trọng nhất để ngăn chặn mặn xâm nhập vào nội địa. Hệ thống cống, đập cần được xây dựng kiên cố, có khả năng hoạt động hiệu quả trong điều kiện triều cường và nước mặn dâng cao.
- Áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm: Sử dụng các hệ thống tưới nước tiên tiến như tưới phun sương, tưới nhỏ giọt để tiết kiệm và hạn chế nhiễm mặn xâm nhập qua hệ thống tưới tiêu.
- Xây dựng hệ thống trữ nước ngọt: Xây dựng các hồ chứa, ao, bể,… để trữ nước ngọt trong mùa mưa, sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Trồng các loại cây trồng chịu mặn tốt hoặc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp..
- Quy hoạch và quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên nước.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về xâm nhập mặn là gì, tác hại của nó tới môi trường và con người như thế nào. Đây một thách thức lớn, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Với những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, chúng ta có thể đẩy lùi xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường, sản xuất và đời sống của người dân.
Để lại một bình luận