Mưa ngâu là gì? Mưa ngâu được dùng để nói về những cơn mưa rả rích, dai dẳng thường diễn ra vào đầu tháng 7 âm lịch.
Mưa ngâu là gì?
Mưa ngâu là những cơn mưa nhỏ không kéo dài liên tục, nước một chốc ngừng rồi lại tiếp tục, rả rích cả ngày. Chúng thường xuất hiện vào tháng 7 âm lịch hàng năm và được gắn liền với một truyền thuyết cổ xưa về Ngưu Lang Chức Nữ mà có lẽ không ai là không biết.
Hiện tượng này thường xảy ra do sự di chuyển của các đám mây mỏng tầng thấp.
Tại sao có mưa ngâu?
Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta xảy ra do sự hoạt động của rãnh xích đạo và đường hội tụ trong khu vực Bắc Ấn Độ Dương, biển Đông và bán đảo Đông Dương. Khi rãnh xích đạo nằm xa bắc xích đạo, nó tạo ra sự khép kín của hoàn lưu không khí.
Lúc này, các đám mây tập trung và hình thành hai dải mây bên rìa của rãnh xích đạo. Khi các dải mây này hội tụ, chúng gây ra hiện tượng mưa ngâu, những cơn mưa rải rác, không liên tục, thường kéo dài trong thời gian ngắn và có thể nhanh chóng tan đi và không gây hại như mưa đá hay mưa axit.
Mưa ngâu thường có vào tháng mấy?
Mưa ngâu thường xuất hiện vào tháng 7 âm lịch hàng năm tại Việt Nam. Đặc trưng của hiện tượng này là những cơn mưa rải rác, không liên tục, thường rơi vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17, và 23 đến 27 âm lịch.
Từ mùng 8 cho đến trung tuần tháng 7 mưa sẽ kéo dài dầm dề hơn, thường kéo dài từ sáng tới đêm, tương truyền đó là những giọt nước mắt chia ly buồn bã của Ngưu Lang Chức Nữ.
Mưa ngâu thường diễn ra ở khu vực nào?
Mưa ngâu thường diễn ra chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam. Hiện tượng này phổ biến xảy ra hàng năm vào các tháng 7 và tháng 8 âm lịch do ảnh hưởng của hoạt động rãnh thấp xích đạo.
Khu vực chịu ảnh hưởng chủ yếu bao gồm Bắc Ấn Độ Dương, bán đảo Đông Dương và khu vực biển Đông, nơi mây tập trung và gây ra những cơn mưa nhỏ đứt đoạn.
Truyền thuyết “Tháng 7 mưa ngâu bắc cầu Ô Thước”
Truyền thuyết “Tháng 7 mưa ngâu bắc cầu Ô Thước” nói về sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau ở trên cầu Ô Thước vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, trời thường mưa dai dẳng không thôi, tựa như nỗi buồn khi đôi lứa gặp lại rồi lại phải chia xa.
Theo truyền thuyết ở Việt Nam, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng trên trời, ngoài giỏi chăn trâu, chàng còn có tài nghệ thổi sáo tuyệt vời. Chức Nữ là tiên nữ dệt vải trên thiên đình. Hai người đã gặp nhau trong một lần tình cờ và từ đó đã đem lòng yêu nhau.
Ngưu Lang bỏ bê công việc chăn trâu để đến gặp Chức Nữ, còn Chức Nữ cũng vì say mê tiếng sáo của Ngưu Lang mà lơ là công việc dệt vải. Ngọc Hoàng tức giận nên đã ngăn cản họ gặp nhau. Ngưu Lang bị đưa về phía đầu sông Ngân, còn Chức Nữ ở cuối sông, không được gặp nhau.
Sau đó, do thấy 2 người thật lòng yêu thương nhau, Ngọc Hoàng đã ban cho Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất tịch, tức ngày 7 tháng 7 âm lịch. Đến dịp này, đàn quạ sẽ bay lên bắc thành Cầu Ô Thước giữa sông Ngân Hà cho đôi lứa gặp lại.
Mỗi khi Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau và phải chia tay vào ngày Thất tịch, hai người khóc lóc tiễn biệt nhau. Nước mắt của họ rơi xuống trần gian và biến thành cơn mưa, được gọi là mưa ngâu.
Vì thế, trong dân gian, Ngưu Lang và Chức Nữ còn được gọi là Ông Ngâu Bà Ngâu, biểu tượng cho tình yêu chung thủy vượt qua mọi khó khăn.
Ngoài truyền thuyết mưa bóng mây cũng là câu chuyện thú vị cho ta thấy sự liên kết giữa hiện tượng tự nhiên và con người.
Q&A mưa ngâu
Mưa ngâu không chỉ là một hiện tượng thời tiết mà còn gắn liền với những sự tích dân gian được lưu truyền ngàn đời nay.
Ông Ngâu bà Ngâu là ai?
Vào ngày tiễn biệt, Ngưu Lang và Chức Nữ nhớ nhung khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được gọi là mưa ngâu. Vì vậy mà hai người cũng được người dân gọi là Ông Ngâu Bà Ngâu.
Mưa ngâu là mưa to hay nhỏ?
Mưa ngâu tháng 7 là các cơn mưa nhỏ rời rạc như hiện tượng mưa phùn, nhưng có thể xảy ra nhiều lần thậm chí cả ngày, tạo nên cảm giác ẩm ướt và kéo dài.
Tại sao gọi là mưa ngâu?
Tên gọi mưa ngâu bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ. Chữ Ngâu đọc chệch của chữ Ngưu, được ví là nước mắt đôi lứa khi phải chia xa.
Tại sao tháng 7 có mưa ngâu?
Mưa ngâu diễn ra khi rãnh xích đạo Bắc Ấn Độ Dương, biển Đông và bán đảo Đông Dương hoạt động mạnh, tạo ra hoàn lưu khép kín và dải mây lớn. Đây là những cơn mưa nhỏ, rả rích, không liên tục, thường xuất hiện vào tháng 7 âm lịch tại miền Bắc Việt Nam.
Ông Ngâu gặp bà Ngâu ngày nào?
Ông Ngâu gặp bà Ngâu vào ngày Thất Tịch, tức ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm.
Kết luận
Mưa ngâu là gì? Hiện tượng này nói về những cơn mưa nhỏ rả rích kéo dài cả ngày thường gặp trong tháng 7 âm lịch hàng năm.
Để lại một bình luận