hiện tượng hạn hán là gì

Hiện tượng hạn hán là gì? Phân loại, tác động và cách ứng phó hạn hán

Tìm hiểu hiện tượng hạn hán là gì và những ảnh hưởng đến đời sống con người để có biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại gây ra. Đây là thiên tai do hậu quả của biến đổi khí hậu đang chuyển biến ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu.

Hiện tượng hạn hán là gì?

Hạn hán là hiện tượng thiếu hụt nước nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa hoặc lượng mưa ít hơn bình thường. Đây là một loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới, gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống con người và hoạt động sản xuất.

Đặc điểm của hạn hán là lượng mưa thấp hơn trung bình, dẫn đến cạn kiệt nguồn nước trên mặt và dưới lòng đất. Nó làm cho độ ẩm không khí giảm thấp, khiến cây cối héo úa, đất đai nứt nẻ. Hạn hán đứng thứ 4 trong số các thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản (chỉ sau lũ lụt, động đất và bão).

hiện tượng hạn hán là gì
Hạn hán là tình trạng đất thiếu hụt nước trong thời gian dài

Tìm hiểu khí hậu Ninh Thuận – khu vực thường xuyên diễn ra hạn hán ở nước ta

Nguyên nhân gây ra hạn hán

Có rất nhiều nguyên nhân gây hạn hán, trong đó hai nhân tố chủ yếu gây ra hiện tượng này bao gồm: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạn hán gia tăng trên toàn cầu. Nó khiến cho các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, sóng thần… xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn.

Ngoài ra, hiện tượng El Nino làm thay đổi bất thường các mô hình khí quyển và đại dương, gây ra hạn hán ở nhiều khu vực trên thế giới. Những khu vực nằm ở vùng khô hạn, bán khô hạn hoặc chịu ảnh hưởng bởi các dãy núi cao thường có lượng mưa thấp, dễ xảy ra hạn hán.

Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động của con người ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện tự nhiên, là nguyên nhân chủ quan gây ra tình trạng hạn hán. Trong đó phải kể đến việc phá rừng bừa bãi làm mất đi lớp phủ bảo vệ, dẫn đến tình trạng đất đai bị thoái hóa, xói mòn,…

Ngoài ra, tình trạng sử dụng lãng phí gây thiếu hụt nước cũng là nguyên nhân hạn hán diễn tiến như hiện nay. Con người sử dụng nguồn tài nguyên này quá mức cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp mà không có biện pháp tiết kiệm hợp lí dẫn tới những hậu quả xấu.

Bên cạnh đó, thói quen xả rác thải bừa bãi, đặc biệt là rác thải nhựa, gây ô nhiễm môi trường, làm giảm khả năng lưu trữ nước của đất và sông suối, góp phần gia tăng tình trạng hạn hán thêm trầm trọng.

Hạn hán được phân loại như thế nào?

Để đánh giá mức độ và tác động của hạn hán, các nhà khoa học đã phân loại hạn hán thành 3 loại chính: hạn nông nghiệp, hạn khí tượng và hạn thuỷ văn.

Hạn nông nghiệp

Hạn nông nghiệp là hiện tượng thiếu hụt nước trong đất, dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Hiện tượng dẫn đến mất cân bằng giữa lượng nước thực tế trong đất và nhu cầu của cây trồng.

Chỉ tiêu đánh giá hạn nông nghiệp thường dựa trên độ ẩm đất, lượng nước tưới và năng suất cây trồng. Hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại về kinh tế và an ninh lương thực.

tác động của hạn hán
Hạn nông nghiệp làm cho cây trồng không phát triển được

Hạn khí tượng

Hạn khí tượng là hiện tượng thiếu hụt nước trong cán cân lượng mưa – lượng bốc hơi, thể hiện qua lượng mưa thấp hơn trung bình trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiện tượng này xảy ra do lượng mưa thực tế thấp hơn lượng mưa trung bình nhiều năm. Đây là nguyên nhân dẫn đến các loại hạn hán khác như hạn nông nghiệp, hạn thủy văn.

Hạn thuỷ văn

Hạn thủy văn là hiện tượng thiếu hụt nước ở các nguồn mặt như sông, hồ, ao, kênh mương,… do lượng nước thực tế thấp hơn lượng trung bình nhiều năm.

Loại hạn hán này xảy ra do lượng mưa thấp, bốc hơi cao, hoặc do hoạt động khai thác, sử dụng nước quá mức, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất, và hệ sinh thái.

Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như thế nào?

Tác hại của hạn hán được thể hiện rõ nhất đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nó làm giảm năng suất, sản lượng cây trồng. Khi thiếu nước, cây trồng sinh trưởng kém, còi cọc, năng suất giảm sút, ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Ngành chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nguyên nhân là bởi nguồn nước uống và thức ăn cho gia súc, gia cầm bị suy giảm dẫn đến dịch bệnh, giảm sản lượng thịt, sữa,… Tất cả những yếu tố đó khiến cho người nông dân mất mùa, thất thu, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống và sự phát triển kinh tế nông thôn.

tác hại của hạn hán
Hạn hán ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nông nghiệp

Các ngành công nghiệp như dệt may, hóa chất,… cũng bị ảnh hưởng nếu có hạn hán. Hiện tượng này tác động tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên, hạn chế hoạt động du lịch, dẫn đến giảm doanh thu cho ngành du lịch.

Hạn hán khiến nguồn nước sinh hoạt khan hiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Nhiều nơi phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, phải mua với giá cao hoặc sử dụng từ nguồn không đảm bảo vệ sinh. Hậu quả hạn hán dẫn đến sự di cư, tranh chấp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

Cách phòng chống và ứng phó với hạn hán

Một số cách ứng phó với hiện tượng hạn hán như sau:

  • Biện pháp phòng chống hạn hán được ưu tiên hàng đầu đó là áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Nên sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước, tái sử dụng và hạn chế thất thoát nước.
  • Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, dự báo hạn hán để có biện pháp phòng chống kịp thời.
  • Tăng cường bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, xây dựng hệ thống thủy lợi, hồ chứa.
  • Lựa chọn các giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu khô hạn, có khả năng chịu hạn tốt.
  • Tái sử dụng nước sinh hoạt đã qua xử lý cho các mục đích khác như tưới cây, rửa xe,…
  • Đảm bảo hệ thống tưới tiêu hoạt động hiệu quả, hạn chế thất thoát.
  • Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của hạn hán và tầm quan trọng của việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là phần trả lời một vài câu hỏi của bạn đọc về hiện tượng hán hán mà chúng tôi đã tổng hợp được:

Hạn hán kéo dài gây ra hiện tượng gì?

Hạn hán kéo dài còn có thể dẫn đến biến đổi khí hậu, có tác động tiêu cực đến môi trường như: huỷ hoại các loài động thực vật, làm giảm chất lượng nước và không khí, tăng nguy cơ xói lở đất, cháy rừng… Ngoài ra, nó còn làm suy thoái kinh tế trầm trọng.

Hạn hán thường xảy ra ở đâu tại Việt Nam?

Tình trạng hạn hán chủ yếu xảy ra tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ của Việt Nam như Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Thuận, Ninh Thuận…

Nguyên nhân là do các tỉnh thành này ở khu vực bán khô hạn, chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Foehn, ít chịu ảnh hưởng bởi gió mùa, có mùa khô kéo dài, lượng mưa thấp.

Lời kết

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ thêm về hiện tượng hạn hán là gì, nguyên nhân và tác hại của nó như thế nào? Đây là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Mỗi cá nhân, tổ chức và cộng đồng cần chung tay góp sức để phòng chống hạn hán hiệu quả, bảo vệ môi trường và cuộc sống.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *