Thời tiết nồm ẩm là gì? Miền Bắc vốn nổi tiếng với khí hậu 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Tuy nhiên, tại đây còn tồn tại 1 mùa khác để chỉ một khoảng thời gian trong năm không thuộc 4 mùa trên đó là mùa nồm.
Thời tiết nồm ẩm là gì?
Nồm ẩm là hiện tượng thời tiết đặc trưng ở miền Bắc Việt Nam, thường xảy ra vào đầu mùa xuân (tháng 2 – tháng 3), khi độ ẩm không khí cao hơn 90% khiến hơi nước ngưng tụ và bám trên bề mặt các vật dụng như tường, sàn nhà…
Hiện tượng này xảy ra khi không khí nóng và chứa nhiều hơi nước tại các vùng nhiệt đới gần biển, đầm lầy hoặc sau những cơn mưa lớn. Khi kiểu thời tiết này xảy ra, không khí nóng nực, bức bối dù nhiệt độ không quá cao. Độ ẩm không khí rất cao, trên 80% thậm chí 90 – 95% khiến mồ hôi khó bốc hơi nhanh, tăng cảm giác ngột ngạt.
Nồm ẩm gây khó chịu, mệt mỏi, khó ngủ do cơ thể khó tỏa nhiệt. Ngoài ra, nó còn làm gia tăng tình trạng ẩm mốc, rêu mốc trong nhà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, nhất là người già và trẻ em.
Tìm hiểu thêm: Miền Bắc Việt Nam có mấy mùa?
Nguyên nhân gây ra nồm ẩm ở miền Bắc nước ta
Nguyên nhân hiện tượng nồm ẩm ở miền Bắc nước ta xuất phát từ rất nhiều lý do:
Gió mùa Đông Bắc
Gió mùa Đông Bắc thổi về từ vùng lục địa phương Bắc khô hanh vào mùa đông tạo nên tình trạng nồm ẩm ở nhiều nơi tại Việt Nam. Đặc biệt là khu vực miền Bắc và miền Trung, khi gió Đông Bắc mang theo khối không khí lạnh nhưng lại đi qua vùng biển Đông và hút thêm nhiều hơi nước. Khi đến đất liền, không khí trở nên nồm ẩm, gây cảm giác bức bối dù nhiệt độ không cao.
Nhiệt độ mặt nền thấp
Nhiệt độ nền thấp trong mùa đông cũng góp phần gây ra thời tiết nồm. Khi nhiệt độ xuống thấp, không khí mất đi khả năng giữ hơi nước dẫn đến hơi nước ngưng tụ trong không trung.
Độ ẩm tăng cao nhưng nhiệt lượng lại giảm xuống khiến không khí dễ bị bão hòa hơi nước. Hiện tượng nồm ẩm sẽ xuất hiện rõ nét hơn nếu khu vực đó có địa hình kín đáo khó thoát khí.
Sương muối
Sương muối dày đặc là hiện tượng thường gặp ở nhiều nơi tại Việt Nam vào mùa đông. Đây thực chất là những giọt nước siêu nhỏ trong không khí, khiến độ ẩm tăng cao gây ra hiện tượng nồm ẩm. Tình trạng này thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm, chỉ nhẹ đi vào lúc trưa và chiều. Khu vực ven biển, đồng bằng là nơi hay xảy ra sương muối dày đặc nhất.
Địa hình
Địa hình là yếu tố quan trọng quyết định mức độ nồm ẩm của một khu vực. Những nơi đồng bằng, hẹp, kín như vùng núi và các thành phố lớn thường bị tình trạng nồm ẩm nhiều nhất. Nguyên nhân là do hơi nước khó thoát ra, bị giam lại trong không gian hẹp tạo nên tình trạng bão hòa hơi nước. Trong khi đó, những nơi rộng mở, gần biển thì nồm ẩm sẽ nhẹ hơn.
Thay đổi thời tiết nhanh chóng
Khi thời tiết thay đổi nhanh chóng, như từ nắng sang mưa có thể tạo ra sự kết tụ của hơi nước và gây ra hiện tượng nồm.
Thời tiết nồm ẩm kéo dài bao lâu? Diễn ra vào tháng mấy?
Thời tiết nồm ẩm thường xuất hiện ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Bộ vào tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Thời gian hiện tượng này kéo dài bao lâu phụ thuộc vào đợt gió mùa Đông Bắc tràn vào nước ta. Mỗi lần diễn ra thường kéo dài trong vài ngày, có khi là cả tuần.
Mức độ nồm ẩm cũng khác nhau tùy thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt với nhiệt độ trong không khí. Hiện tượng nồm ẩm thường kéo dài từ tháng 2 tới tháng 4, đặc biệt cao đạt đỉnh điểm vào tháng 3 cùng với nhiều đợt kéo dài.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời điểm và thời gian nồm ẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào biến đổi khí hậu. Để biết chính xác thời điểm và thời gian nồm ẩm ở khu vực bạn sinh sống, bạn nên theo dõi thông tin dự báo thời tiết của Đài Khí tượng Thủy văn.
Giải đáp: Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy? Nồm ẩm có diễn ra vào mùa xuân không?
Biện pháp chống nồm ẩm trong nhà hiệu quả
Nồm ẩm miền Bắc là kiểu thời tiết tương đối khó chịu, nó không chỉ cản trở sinh hoạt của con người, mà nó còn cho chúng ta cảm giác uể oải, khó chịu. Chính vì vậy, một vài các chống nồm ẩm hiệu quả đã được chỉ ra như sau:
Đóng kín cửa
Hạn chế mở cửa sổ và cửa ra vào để giảm không khí trong nhà lưu thông, giúp giảm bớt độ ẩm. Sử dụng quạt để đẩy hơi ẩm ra khỏi nhà và lắp đặt quạt hút gió ở những khu vực dễ bị hiện tượng nồm ẩm như nhà bếp, nhà vệ sinh,…
Sử dụng máy hút ẩm
Máy hút ẩm là giải pháp hiệu quả nhất để chống nồm ẩm trong nhà. Khi sử dụng máy hút ẩm, bạn cần chọn loại máy có công suất phù hợp với diện tích phòng và mức độ nồm ẩm. Nên đặt máy hút ẩm ở vị trí trung tâm của phòng và bật máy thường xuyên.
Sử dụng các vật liệu hút ẩm
Than hoa, sáp ong, muối hột có khả năng hút ẩm tốt, giúp giảm bớt độ ẩm trong nhà. Bạn có thể đặt than hoa, sáp ong, muối hột vào các khay hoặc hộp và đặt ở các góc nhà. Nên thay than hoa, sáp ong, muối hột thường xuyên khi chúng bị ẩm.
Lau chùi nhà cửa thường xuyên
Lau chùi nhà cửa thường xuyên sẽ giúp loại bỏ nấm mốc và bụi bẩn, giúp cho nhà cửa khô ráo hơn. Nên sử dụng khăn lau khô để lau chùi nhà cửa và tránh sử dụng nước lau nhà vì nước lau nhà có thể khiến cho nhà cửa thêm ẩm ướt.
Sử dụng sơn chống ẩm
Sơn chống ẩm giúp bảo vệ tường nhà khỏi nồm ẩm ở miền Bắc. Bạn nên sơn chống ẩm cho tường nhà, trần nhà và sàn nhà. Khi chọn sơn chống ẩm, bạn nên chọn loại sơn có chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện thời tiết ở khu vực bạn sinh sống.
Lời kết
Thắc mắc thời tiết nồm ẩm là gì cùng những nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục hiện tượng này đã được tổng hợp. Nồm là hiện tượng thời tiết gây khó chịu do sự kết hợp giữa gió nồm mang theo không khí ẩm và nhiệt độ mặt nền thấp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của con người.
Để lại một bình luận